Khi còn đi học, nhất định chúng ta đều đã học qua những kiến thức có liên quan đến tổ chức cấu tạo của da (gọi tắt là tổ chức da), những kiến thức về da đó bạn còn nhớ được bao nhiêu?

Kiến thức về da

Bây giờ cách nhanh nhất để các bạn ôn tập lại một chút, là xem phần kiến thức trang điểm, như vậy bạn sẽ hiểu rõ hơn cách bảo dưỡng da như thế nào.

Tổ chức da của con người có thể phân thành biểu bì, chân bì và mô dưới da. Lớp ngoài cùng của làn da chính là mô biểu bì, trong đó không có huyết quản và thần kinh. Có khi biểu bì chịu sự ma sát mà bị bong tróc, về lâu dài sẽ sinh ra chai sạn, lớp trên cùng của mô biểu bì chính là chất sừng, chất sừng không ngừng trao đổi chất và trao đổi thường xuyên, làn da mới trở nên tươi tắn.

Dưới lớp biểu bì chính là chân bì. Nếu khi làn da bị thương, chính là tổn thương đến chân bì, trong chân bì đa số đều phân thành nhiều sợi đàn hồi. Ngoài ra còn có vi huyết quản, tuyến bạch huyết, tuyến mỡ dưới da, tuyến mồ hôi, tế bào thần kinh, … Đa số tác dụng của da đều phát sinh từ lớp chân bì này, như tiết mồ hôi điều tiết nhiệt độ cơ thể, vận chuyển dinh dưỡng, cảm nhận độ nóng lạnh … Lớp cuối cùng chính là mô dưới da, lấy tế bào mỡ làm chủ, có tác dụng bảo vệ da!

Mô hình tổ chức da

Phân loại về làn da

Với sự khác nhau về chất nhờn nội tiết, làn da chúng ta có thể chia làm 4 loại: da thường, da khô, da nhờn và da hỗn hợp. Mỗi loại da đều có tính riêng biệt.

Phân loại da


Đặc tính của loại da thường

Do lượng bài tiết chất nhờn vừa phải nên làn da này không khô cũng không nhờn, hồng hào, mịn màng, săn chắc. Da không thô cũng khong quá mịn, lỗ chân lông nhỏ, độ mỏng vừa phải, không dị ứng với kích thích môi trường. Thông thường chỉ hơi nhờn vào mùa hè, hơi khô về mùa đông. Độ pH khoảng 5 – 5,6. Loại da thường thuộc làn da khoẻ mạnh, lý tưởng. Chỉ tiếc rằng thường gặp vào các bạn ở độ tuổi dậy thì, sau đó khó giữ được nguyên vẹn.

Đặc tính của loại da khô

Loại da hơi trẳng trẻo, lỗ chân lông nhỏ, không rõ, ít bài tiết chất nhờn, da mặt khô, thiếu độ ẩm và bóng. Dễ bị nứt, tróc da. Khá dị ứng đối với kích thích môi trường dễ có nếp nhăn nhỏ và nám da, độ pH ở khoảng 4,5 – 5.

Ngoài ra, da khô còn chia làm da kém ẩm và da kém nhờn. Da kém ẩm thường gặp ở độ tuổi trên 35, dễ có nếp nhăn và kém săn chắc. Da kém nhờn thường gặp ở tuổi trẻ, không nhờn cũng không bóng.

Đặc tính loại da nhờn

Da nhờn có lỗ chân lông to, nét rõ, lượng nhờn nhiều, dễ bị ô nhiễm, khả năng chống khuẩn kém, nên lỗ chân lông thường bị bít, nổi mụn đầu đen, mụn cám. Tuy nhiên ưu điểm lớn nhất là chịu nắng, không mau nhăn, không dễ lão hóa. Không dị ứng với kích thích môi trường, thường gặp ở độ tuổi dậy thì, tuổi trẻ, độ pH 5,6 – 6,6.

Đặc tính của loại da hỗn hợp

Gồm đặc tính của da nhờn và da khô, nhất là bị nhờn ở vùng chữ T (trán, mũi, quanh miệng và cằm), bị khô ở mắt, hai má. Làn da hỗn hợp thường gặp ở độ tuổi từ 25-35 tuổi.

Quan sát để tự biết làn da chính mình

Chúng ta, ngoài hiểu biết kiến thức về phân loại làn da còn phải xác định đúng loại da của mình để vận dụng tốt phương pháp chăm sóc dưỡng da ở các bài sau.

Quan sát qua rửa mặt

Sau khi rửa mặt, trước khi dùng mỹ phẩm, làn da bạn đều có cảm giác căng. Hãy xác định loại da tuỳ theo thời gian ngắn dài của cảm giác căng da.

Nếu cảm giác căng da biến mất sau 30 phút rửa mặt, đó là da thường; nếu thời gian là sau 20 phút, đó là da nhờn; thời gian trên 40 phút là da khô.

Quan sát qua khăn giấy

Lập lại thao tác quan sát qua rửa mặt, chờ cảm giác căng qua đi, dùng khăn giấy mềm lau chùi vùng trán và hai cánh mũi, nếu khăn giấy có chất nhờn nghĩa là tuyến bã nhờn bài tiết mạnh, là da nhờn; nếu khăn giấy vẫn sạch, nghĩa là da khô, nếu dấu hiệu nằm giữa hai dạng, đó là da thường.

Tự quan sát da qua khăn giấy